RSS

Xôn xao chuyện cụ già 'chết đi bỗng sống lại' ở Cà Mau

0 nhận xét

Xôn xao chuyện cụ già 'chết đi bỗng sống lại' ở Cà Mau

Tin bà cụ qua đời 24 giờ tại bệnh viện bỗng dưng sống lại đang gây sự hoang mang, hiếu kỳ cho người dân Cà Mau. Nhiều người tìm đến nơi bà cụ điều trị để xem, thậm chí xin số đề, gây không ít phiền phức cho bệnh viện.

Xôn xao chuyện cụ già 'chết đi bỗng sống lại' ở Cà Mau
Bà Hai và anh Thạch Hưởng ở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Người được đồn thổi chết đi sống lại là bà Danh Thị Hai (ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình - Cà Mau), hiện được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Theo lời kể của anh Thạch Hưởng, con trai bà Hai và là người trực tiếp chăm sóc bà, khoảng một tháng trước, mẹ anh đã tử vong. Sau đó, bà Hai được đưa xuống nhà xác nhưng đến 18h hôm sau, bà bỗng dưng sống lại và bước về khoa cấp cứu. Anh Hưởng hoảng sợ đến độ không dám chạm vào người mẹ.

Nhiều thân nhân nuôi bệnh nằm cùng phòng với bà Hai khi tiếp xúc với chúng tôi đều khẳng định đây là chuyện có thật. Những việc như bà Hai sau khi sống lại đã "kể chuyện đi xuống âm phủ" như thế nào; bà "đổi tính, quay sang thích con gái đẹp" ra sao... được nhiều người tường thuật tỉ mỉ. Có người còn khẳng định sau khi sống lại, bà Hai đến gõ cửa phòng trực làm các y - bác sĩ, người nhà bệnh nhân hoảng hốt, bỏ chạy tán loạn.

Xôn xao chuyện cụ già 'chết đi bỗng sống lại' ở Cà Mau
Nhiều người hiếu kỳ tập trung đến nơi bà Hai điều trị

Trước thông tin trên, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau Trần Kim Trưởng khẳng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt. Không thể có trường hợp bệnh nhân chết đúng 24 giờ mà còn sống lại được.

Nhân viên quản lý nhà tang lễ của bệnh viện cho biết nếu xác chết để 24 giờ thì phải được bảo quản trong kho lạnh nên không có khả năng sống lại. Những ngày qua, nhân viên này cũng thường xuyên bị chất vấn về chuyện xác chết sống lại nhưng ông khẳng định đây chỉ là tin đồn nhảm.

Bà Hai có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà nghèo, lại mắc nhiều bệnh, bà sống nhờ sự đùm bọc của xóm giềng. Do bị tiểu đường nhiều năm nên bà thường xuyên nhập viện điều trị.

Trong nhiều ngày qua, hàng loạt người hiếu kỳ từ khắp nơi đã chen lấn đến chỗ bà Hai điều trị để tìm hiểu sự tình ra sao. Thậm chí, có người còn xin bà Hai cho số để đánh đề vì nghe đồn thổi rằng sau khi chết đi sống lại, bà có khả năng cho số đề rất chính xác.

Theo Người Lao Động

Continue Reading...


Bí ẩn lời đồn về kho báu của Hoàng Hoa Thám

0 nhận xét

Bí ẩn lời đồn về kho báu của Hoàng Hoa Thám

Kho báu Hoàng Hoa Thám với hàng tạ vàng, nhiều viên ngọc trị giá hàng tỷ đồng vẫn được chôn giấu ở đâu đó… là điều mà người dân Tân Trung, Yên Dũng, Bắc Giang vẫn đồn thổi, truyền miệng bấy lâu nay.

Mảnh đất Yên Thế, Bắc Giang xưa vốn được coi là chốn "dọc ngang" của anh hùng thời loạn Hoàng Hoa Thám, vị tướng chuyên đoạt lấy của cải từ cường hào ác bá, những kẻ tham nhũng quốc khố để chia cho dân nghèo. Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây lại đinh ninh rằng, có một phần kho báu không nhỏ trong số này đã được nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chôn giấu đâu đó trên đất Yên Thế.

Bí ẩn và lời đồn của kho báu Hoàng Hoa Thám

Chân dung anh hùng Hoàng Hoa Thám.

Chỉ dẫn kho báu nằm trong… “gia phả truyền miệng”

Thậm chí, thông tin về kho báu không chỉ là những câu chuyện tiếu bên mâm rượu mà nó còn được coi là “gia phả truyền miệng” của một dòng họ Dương thuộc xã Tân Trung, Yên Dũng, Bắc Giang hiện nay.

Trong chuyến công tác về Bắc Giang nhằm giải mã phần nào bí ẩn về kho báu đã khiến hàng trăm người đổ xô đào xới ở những năm 90 của thế kỷ trước, tôi đã tìm gặp ông Dương Quốc Ngọc. Ông Ngọc hiện sống tại xóm Thị, Tân Trung, Yên Dũng, Bắc Giang được biết đến với tư cách là con cháu của dòng họ ông Dương Phùng Xuân, bí danh Tổng Hậu, là một trong những tướng lĩnh thân cận của Hoàng Hoa Thám.

Có lẽ, đã có quá nhiều người “chất vấn” ông về chuyện kho báu, nên tôi chưa mở lời, ông Ngọc đã cười khề khà: “Chị hỏi chuyện về kho báu chứ gì? Lúc bé tôi ở với ông nội nên hay được nghe ông kể về kho báu này. Theo lời kể của ông tôi và nó cũng được truyền cho tôi như một loại gia phả truyền miệng, đến tôi là đời thứ 5, thì cụ khẳng định khu này có kho báu của Đề Thám để lại. Khu nhà tôi rộng gần 3 ha, thế mà mấy bận người tận đâu đâu cũng tìm về đây hỏi mua với giá trên trời nhưng tôi không bán đấy”.

Theo lời ông Ngọc, trong gia phả có một câu rất quan trọng đó là kho báu được cất giấu ở khu vực “Thượng Ao Gành, Hạ Đống Mai.” Cả hai địa danh này đều có thực và hiện vẫn còn tồn tại. Đống Mai chính là một khóm mai lạ, rất to trồng ở chính giữa đỉnh một quả đồi. Ông Ngọc khẳng định, ngoài khu vực Đống Mai, thì giống mai này chưa ai từng thấy. Vậy khóm mai hay còn gọi là Đống Mai trên có phải là để đánh dấu, làm mốc chỗ chôn cất kho báu? Cho đến nay chưa ai giải mã được.

“Mặt khác, do đó chỉ là địa danh chung chung, rất rộng nên không ai đoán biết kho báu nằm chính xác ở chỗ nào? Chính bố tôi nói lại lúc nhỏ đang đi chăn trâu thì gặp một trận mưa giông sấm chớp rất to. Trong lúc chạy trú mưa thì bố tôi nép vào một cái gò cao thì phát hiện ra một cái cửa hầm.

Nhưng sau đó, tự nhiên ông bị rơi vào trạng thái như người mê ngủ. Đến khi tỉnh lại thì không biết nó ở chỗ nào. Ông chỉ nhớ, đó là loại cửa tò vò xây bằng gạch. Cửa khá to vì trời lúc đó mưa giông rất to mà ông đứng trú ở cửa không bị ướt”, ông Ngọc kể.

Dân làng Thị còn đồn thổi những câu chuyện rùng rợn, thực thực hư hư xung quanh mảnh đất chỗ bố ông Ngọc đoán là cửa hang dẫn vào kho báu. Người thì kêu nhìn thấy một đàn lợn lạ, người lại đinh ninh thấy có con lợn què quanh quẩn ở đó, cứ nhìn thấy người là quấn lấy chân.

Đổ xô tìm kho báu

Bí ẩn và lời đồn của kho báu Hoàng Hoa Thám

Ông Châu đã đào được nhiều đồng tiền cổ khi truy tìm kho báu Hoàng Hoa Thám.

Dựa vào những lời đồn đại truyền miệng như thế, hàng trăm người đã đổ xô về làng thị để truy tìm kho báu. Họ đinh ninh ở đây ắt chứa nhiều của cải lắm, có người còn cho rằng dễ đến hàng tạ vàng được cất giấu. Thậm chí, theo ông Dương Minh Châu, cũng là con cháu dòng họ nhà cụ Dương Phùng Xuân, bố ông trước lúc chết còn trăng trối lại dặn ông nhất quyết tìm cho được kho báu.

“Cái kho báu ấy nuôi dân và quân Hà Bắc ăn ba năm không hết. Những viên ngọc trị giá hàng tỷ đồng và toàn kho báu có khoảng ba tạ vàng", ông Châu kể.

Chính vì thế, ông Châu cũng là một trong số những người sẵn sàng bới tung mảnh đất làng Tân Trung để tìm vàng. Từ năm 1993 ông đã ngày đêm đào xới khu đất nhà mình để truy lùng kho báu Hoàng Hoa Thám.

Tuy nhiên, theo lời ông, thông tin về kho báu kia cũng không hẳn là ít phần thực, nhiều phần hư, bởi chính ông trong quá trình đào xới đã gặp những điều rùng rợn.

"Có lần tôi đào được cái tum như hậu cung thờ. Trong tum có một viên đá trắng mình con rùa nằm ngửa. Đào sâu xuống khoảng 7m thì có một cái chum rỗng, một bên có ba cái âu nằm ngửa, một bên ba cái úp. Đào từ mặt đất xuống được khoảng 60cm thì thấy có một con đường rải than và ngói vỡ. Đào gần đến cửa hầm thì có một làn khói phun ra đen sì. Ba người bị khói đen phun vào từ đấy về sinh bệnh chết.

Ngoài ra, trong quá trình đào có phát hiện được khá nhiều những đồng tiền cổ và một cái tiểu. Trên mặt tiểu có 3 chữ "đại thần quang" và các hình chạm khắc trên tiểu toàn là hình rồng chầu mặt nguyệt. Mở ra có một cái đầu lâu, chục cái xương, một cái bát và một cục đất tròn màu đỏ như đá ong.

Những thứ khác thì đều rõ nhưng riêng cục đất tròn màu đỏ như đá ong ấy thì khá lạ. Nghĩ là đồ không có giá trị nên tôi vứt đi, sau mới biết viên hổ phách. Thế mới tiếc!", ông Châu chậc lưỡi vẻ tiếc rẻ, kể.

Sau đó, ông Châu sau đó có tiếp tục đào với danh nghĩa xin đào giếng để lấy nước tưới nhưng không được sự đồng ý của các cơ quan chức năng để tránh gây xôn xao dư luận và “chạm mạch” những kẻ hám vàng. Tuy nhiên, hiện nay đã có ai tìm được kho báu chưa, còn ai đang âm thầm đào xới tìm cổ vật nữa không, hoặc liệu phải chăng cái kho báu kia chỉ là “hữu danh vô thực” vẫn đang là những câu hỏi chưa được giải đáp.

LÊ TRANG

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội

0 nhận xét

Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội

Theo nhiều người dân trong làng, không chỉ có ông Hận mà những người tham gia vào cuộc tìm kiếm vàng trên núi thủa trước, giờ ai cũng “gặp chuyện xui”. Có người phá sản, người nghèo đói túng quẫn, người bệnh tật, người chết trẻ hoặc con cái lục đục…


Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 15 km, thôn Vân Đồn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức nhờ nằm men theo đại lộ Thăng Long, đại lộ lớn nhất Việt Nam, mà nay đã thay da đổi thịt nhiều lắm. Không còn nhà cửa lúp xúp của một ngôi làng thuần nông, Vân Côn giờ nhộn nhịp với những ngôi nhà cao tầng mọc lên như nấm, chợ búa sầm uất…

Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, ít ai biết rằng, có một câu chuyện mang đầy tính huyễn hoặc, liêu trai tồn tại cả trăm năm nay trên ngọn núi Bạch Tuyết. Câu chuyện được lưu truyền trong ngôi làng mà mỗi khi nhắc đến những người biết chuyện cũng 5, 7 phần run sợ…

Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội
Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội

Ngọn núi nhuốm màu truyền thuyết.

Truyền thuyết về chuyện yểm bùa khó tin trên núi thiêng

Khi chúng tôi tìm đến nhà Nguyễn Văn Phê (72 tuổi) nằm san sát bên sườn ngọn núi thiêng, ông đang bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Nhưng vừa nghe chúng tôi nói lý do, ông vội vàng ngừng tay và nói khe khẽ như sợ ai nghe thấy: “Mời chị vào nhà, uống nước rồi nói chuyện”.

Ông bảo, ông vốn là bộ đội về hưu, cũng không hẳn là người duy tâm, tuy nhiên, nhắc đến những chuyện linh thiêng thì phải giữ mồm giữ miệng. Cứ oang oang như chuyện buôn bán ngoài chợ, “thánh” quở chết.

Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Phê.

Nhấp ngụm nước chè, ông lim dim nhớ lại: “Chẳng biết câu chuyện được lưu truyền từ bao nhiêu đời, nhưng từ khi tôi còn bé đã nghe người lớn kể lại rất nhiều truyền thuyết về ngọn núi.

Theo lời cha ông, từ thời Trung Quốc xâm lược nước ta, chúng để lại dưới chân ngọn núi rất nhiều vàng bạc, kho báu, của nả. Và để giữ của, chúng đã nuôi một cô gái trong vòng 100 ngày. Thế rồi, sau 100 ngày, người con gái trinh nữ có nước da trắng ngần, mái tóc đen dài óng ả ấy bị thả xuống hố để chôn sống làm thần giữ của.

Từ đó, linh hồn người con gái bị yểm bùa ấy cứ quanh quất bên ngọn núi. Có người quả quyết khi đi ngang qua ngọn núi nhìn thấy những con trăn khổng lồ hay con lợn vàng. Những câu chuyện như thế càng khiến người làng đinh ninh rằng, ngọn núi này rất thiêng, vì thế, không ai dám bén mảng gần. Nếu có chuyện gì phải đi qua ngọn núi thì cũng gắng đi thật nhanh hoặc đi vòng đường khác dù xa gấp mấy lần.

Thế nhưng, trong làng có ông Trẻ Cu, người chẳng sợ gì ma quỷ thánh thần. Ông Trẻ Cu cứ lùa trâu lên núi đó chăn, rồi vào tán cây cạnh những phiến đá đó nằm ngủ. Một hôm, đang ngủ, ông giật mình bởi thấy có tiếng nói từ trong núi vọng ra rằng nếu ông mang một mâm xôi, một con gà trống thiến đến núi thắp hương thì thần núi sẽ trả một con gà bằng vàng.

Nghe thế, ông Trẻ Cu mừng rỡ về nhà vay mượn tiền mua xôi, gà như thần núi đã dặn. Thắp hương xong thì quả thật, từ trong kẽ đá, một đàn gà bằng vàng kéo nhau chạy ra. Tuy nhiên, thần núi chỉ cho ông bắt con gà què đi phía sau cùng. Ông đã không đồng ý với giao kèo đó và đàn gà biến mất. Tức khí, ông Trẻ Cu mang chõng lên núi nằm ăn vạ. Tuy nhiên, cứ đêm kê võng nằm trên núi thì sáng mở mắt ra, ông lại thấy mình nằm ở dưới đồng. Chuyện đó lặp đi lặp lại nhiều lần, lại không thấy đàn gà trên xuất hiện nữa, nản chí ông Trẻ Cu đành bỏ cuộc…”.

Khép lại những câu chuyện được “thừa hưởng” từ đời trước trên, ông Phê bảo, ông không tin nhiều vào những chuyện đầy yếu tố hoang đường trên nhưng không có lửa thì làm sao có khói. Chắc chắn trong lòng núi Bạch Tuyết có cất chứa một điều gì bí mật. Và, sự hồ nghi đó càng có cơ sở khi cách đây chừng 30 năm, một đại gia ở Vân Côn đã tổ chức một cuộc khai quật quy mô lớn ở ngọn núi này. Cuộc tìm kiếm đó tuy không tìm thấy bạc vàng châu báu nhưng những gì đoàn tìm kiếm tận thấy, trải qua càng làm mọi người tin hơn chuyện người Tàu giấu của ở ngọn núi này. Đó là ông Nguyễn Tài Hận, cũng là một người dân trong xã.

Cuộc săn vàng và sự lụn bại của một đại gia

Theo lời chỉ dẫn của ông Phê, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Tài Hận, người được mệnh danh là một đại gia nức tiếng một thời.

Nhắc đến chuyện cũ, ông Hận vẫn còn ngẩn ngơ: “Đúng là cách đây 30 năm tôi có đứng ra tổ chức một cuộc tìm kiếm vàng dưới chân ngọn núi. Nhưng quả tình, tôi cũng không muốn nhắc lại chuyện này nữa, có lẽ, cũng vì nó mà tôi khuynh gia bại sản, việc làm ăn chao đảo đến 5, 7 lần”.

Theo lời ông Hận, vào những năm 80 của thế kỷ trước. Ông vốn là một người nức tiếng giàu có nhất làng, xã thậm chí nhất huyện lúc bấy giờ. Việc kinh doanh buôn bán của ông trải dài khắp trong Nam, ngoài Bắc. Ông buôn từ gỗ lạt, than củi, rồi đốt lò gạch rồi đến trâu bò… Ông bảo, cứ cái gì sinh lời là ông buôn.

Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội

Ông Nguyễn Tài Hận vẫn còn tiếc nuối khi nhớ tới thời vàng son.

Cũng chính bởi đầu óc nhanh nhạy nên việc kinh doanh của ông phất như diều gặp gió. Độ ấy, nhìn phong thái ung dung đĩnh đac, quần áo là lượt và gia tài kếch xù, ông đi đâu cũng được người dân trong làng xã đôi phần kính nể.

Ngôi nhà khang trang 5 gian của ông khi xây lên phải đóng mất một số tiền tương đương với 10 chiếc xe “kích” thời ấy. Nhưng tất cả sự giàu có ấy đã trở thành một câu chuyện dĩ vãng khi ông bắt tay vào việc tìm kiếm kho báu dưới chân núi cô Tiên.

Theo lời ông Hận, đó là vào khoảng năm 1982. Khi đó, người dân trong xã đa phần là đói kém. Dù rất sợ ngọn núi thiêng, nhưng nhiều lúc thiếu ăn, một số người vẫn làm liều, khoét đất khoanh chân núi đem bán để lấy tiền đong gạo.

Khi đào hết lớp đất mỏng thì bỗng hiện ra một luồng đá được lát như một con đường chạy thẳng vào núi mà chỉ nhìn qua cũng biết đó là do bàn tay con người làm. Vốn vẫn tin là ngọn núi có vàng, vì thế, khi nhìn thấy con đường này nhiều người đã mừng như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn e ngại sợ “thần giữ của”.

Khi ấy, ông Hận vốn là người cùng xã nhưng khác thôn đi qua, thấy ông mấy người đàn ông liền “rủ rê”: “Ông có chung với chúng tôi không?”. Rồi nháy mắt chỉ vào lối đi được lát những phiến đá xanh kỳ bí. Ông Hận gật đầu.

Ông đồng ý tài trợ mọi kinh phí cho cuộc tìm kiếm bao gồm tiền ăn cho hơn chục trai đinh, tiền mua dụng cụ khai quật. Tuy nhiên, chẳng ham hố chuyện của nả từ đất chui lên, từ trời rơi xuống, ông chỉ bảo mọi người thực hiện cam kết nếu tìm được vàng bạc thì mọi người chia nhau, còn tìm thấy cổ vật thì ông được hưởng.

Cứ theo hai hàng đá ấy, sau chục ngày đào bới, mọi người đã khoét một đường hầm ăn xiên vào núi theo hướng nghiêng 30 độ. Đào được chừng 15 m thì bắt gặp một phiến đá lớn chắn ngang giao thông hào. Bị chặn đường, mọi người đào rộng ra hai bên đến vài mét nhưng phiến đá vẫn chắn ngang trước mặt. Đào sang hai bên không được, ông Hận chỉ đạo mọi người đào sâu xuống chân phiến đá.

Và, thật bất ngờ, khi đào xuống được chừng hơn mét thì thấy trên phiến đá đó có một lỗ nhỏ bằng chừng bắp chân người. Lỗ ấy đã bị đất mít kín. Thuốn sắt, thấy phiến đá không dày, ông Hận hạ lệnh dùng búa mở rộng lỗ thông có sẵn đó. Khi “cửa hang” được mở ra, chui vào trong, đoàn tìm kiếm phát hiện một khoảng trống rộng chừng nửa gian nhà. Khoảng trống đó do ba phiến đá chụp ngọn vào nhau tạo thành. Soi đèn kiếm tìm, ông Hận thấy ở phiến đá đối diện cửa hang có hình con rùa đang chũi đầu xuống đất.

Ông Hận kể, lúc đầu ông và mọi người cũng tưởng hình con rùa đó là do tự nhiên vô tình tạo nên nhưng khi cạo lớp đất dính trên phiến đá ấy ra thì hoàn toàn không phải. Những họa tiết, hình khối trên phiến đá đó rất rõ ràng, sắc nét. Ngoài hình con rùa trên thì trong khoang trống đó mọi người không thu được bất cứ vật gì. Bị ba phiến đá bủa vây, ông Hận và mọi người đã cố sức mở lối đi sâu vào trong nhưng vô hiệu. Không như phiến đá ở ngoài, hai phiến đá khép góc phía trong cứng hơn thép. Búa tạ phang vào chỉ thấy tóe lửa sáng lòa, khét lẹt chứ chẳng hề sứt mẻ, xây xát, sức người không tài nào đánh sập nổi. Thế là cuộc tìm kiếm khép lại.

Ông Hận bảo, cũng từ bận ấy, chẳng biết là sự trùng hợp hay sự trừng phạt của “thánh thần” mà chuyện làm ăn của ông liên tiếp gặp vận rủi. Từ một đại gia tiền nhiều không kể xiết, mấy lần ông chịu cảnh trắng tay. Làm ăn thua lỗ, phá sản, và khó khăn lắm ông mới trụ được, nhưng mãi chỉ ở mức trung bình. Thời vàng son của đại gia Nguyễn Tài Hận cũng chấm dứt từ đây.

Ngọn núi linh thiêng

Theo nhiều người dân trong làng, không chỉ có ông Hận mà những người tham gia vào cuộc tìm kiếm thủa xưa, giờ ai ai cũng “gặp chuyện xui”. Có người phá sản, người nghèo đói túng quẫn, người bệnh tật, người chết trẻ hoặc con cái lục đục…

Một trong số ít những người còn lại trong làng không bị “vận” là ông Vũ Văn Tỵ. Khi chúng tôi đến nhà, ông Tỵ đang đi vắng chỉ còn vợ ông, bà Vũ Thị Đang ở nhà.

Vừa nghe hỏi chuyện, bà Đang đã vội vàng xua tay: “Thời ấy chồng tôi cũng tham gia nhưng chỉ một vài ngày thôi. Thấy nhiều chuyện hãi hùng thì vội vàng dừng lại, sau chỉ đứng xem”.

Bí ẩn về kho báu và chuyện yểm bùa khó tin ở Hà Nội

Bà Vũ Thị Đang: "Tôi rất sợ khi đi ngang qua ngọn núi đó".

Bà Đang bảo, không chỉ thời xưa, mà ngay hiện nay người dân trong làng vẫn luôn tin có vàng dưới chân ngọn núi. Nhưng từ câu chuyện thủa trước mà chẳng ai dám nghĩ đến việc đào bới lần nữa. Bản thân bà hiện nay cũng chẳng mấy khi dám đi ngang qua ngọn núi thiêng ấy vì… sợ.

Bà bảo, không ít người con gái đi ngang qua đây đã bị “bắt vía”. Cứ trở nên ngớ ngẩn, ăn nói lảm nhảm, lúc khóc lúc cười.

“Như nhà cô Hạnh đầu xóm, người mới nhất bị “bắt vía” đấy. Phải mất mấy tháng mới lại trở lại bình thường đấy.

Chính vì sự linh thiêng của ngọn núi nên khách thập phương ngày rằm, lễ Tết tìm về đây cúng bái đấy”, bà Đang kể, như để minh chứng cho câu chuyện của bà.

Ngọn núi Bạch Tuyết hay núi Cô Tiên linh thiêng của làng giờ đã được san lấp gần như bằng phẳng thành đường đi, nhà ở. Giờ chỉ còn dấu tích là 4 tảng đá chụm vào nhau, người dân trong xã đã xây tường bao trở thành nơi thờ cúng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tuấn, Trưởng Công an xã Vân Đồn cho hay, 15 năm công tác tại xã ông không thấy và cũng không tin những câu chuyện kỳ bí như thế. “Đó có thể chỉ là những truyền thuyết tín ngưỡng trong dân gian mà thôi”, ông Tuấn phỏng đoán.

LÊ TRANG

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

0 nhận xét

Xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

Bốn đời chủ nhà đều gặp tai ương, đến nay, người chủ mới nhất cũng khóa trái cửa bỏ không mấy năm trời. Ngôi nhà rêu mốc, hoang phế càng trở nên rờn rợn bởi những lời đồn đoán huyễn hoặc.


Ngay cả những người già nhất trong Khu 1, Thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang cũng không nhớ nổi ngôi nhà cấp bốn nằm hướng ra mặt phố Quang Trung có từ khi nào. Chỉ biết rằng, từ người lớn đến trẻ nhỏ ở đây đều truyền tai nhau một câu chuyện huyễn hoặc mà người “yếu bóng vía” không khỏi rợn người.

Bí ẩn xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

Ngôi nhà hoang phế giữa con phố sầm uất.

Lời đồn ma quái

Câu chuyện đồn rằng, vào thời chiến tranh, tại khu đất của căn nhà này có hai người lính Lê Dương đã bị bắn chết và chôn ở đây. Hiện, hài cốt vẫn nằm sâu dưới nền móng và nhất là “hồn vía” của hai người “Tây đen” ấy vẫn ám ảnh ngôi nhà cả trăm năm nay.

“Theo tôi được nghe kể thì ngôi nhà đã qua tay cả thảy 4 đời chủ. Nhưng ai cũng chỉ ở đây được vài năm thì hoảng hốt, tức tốc đề biển bán nhà”, chị Nguyễn Thị Mai, một người hàng xóm sống gần căn nhà kể lại không giấu giọng run sợ.

Theo lời chị Mai, người chủ đầu tiên là nhà bà Lựu, có con trai tên Đức (sinh năm 1958), nhưng đến năm 7 tuổi thì đột ngột bị chết không rõ lý do. Con thứ hai của bà tên An cũng chết năm mới lên 11, 12 tuổi. Quá hoảng sợ vì lời đồn đất dữ cùng cái chết đau thương của hai đứa con, bà Lựu đã bán lại nhà cho ông Hồng. Những sự lạ cứ liên tiếp diễn ra trong căn nhà đầy tai tiếng.

Tuy nhiên, chỉ ở được vài năm ông Hồng lại vội vàng bán lại cho nhà ông Bình – Đỉnh. Sau nghe những người hàng xóm kể lại, chính vợ ông Hồng có kể, đêm đêm bà cứ bị đánh thức bởi những tiếng động ma quái, lúc mở mắt ra thì hết hồn khi nhìn thấy bóng của hai người da đen đứng ở đầu giường cười sằng sặc.

Thế nhưng, người chủ mới của căn nhà là ông Bình cũng lại gặp phải sự không lành khi đứa con vừa 7 tháng tuổi, xinh xắn bụ bẫm của ông bỗng… lăn ra chết. Vốn là người không tin vào những chuyện dị đoan, nhưng đến lúc này ông Bình cũng phát hoảng mà đề biển rao bán căn nhà. Đến khoảng năm 2006, căn nhà vẫn chưa ai hỏi mua, còn bỏ trống nên ông cho anh Khiêm làm thợ mộc ở nhờ.

“Công việc làm ăn ban đầu của anh cũng khấm khá nhờ tay nghề giỏi, khéo léo, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao chỉ đầy một năm sau, anh ta bỗng tuyên bố vỡ nợ rồi lại vội vàng chuyển đi khiến người dân quanh vùng càng thêm phần hoảng sợ và thêu dệt những câu chuyện ma quái. Căn nhà lại được rao bán với “giá bèo”, nhưng những người ở đây chẳng ai dám hỏi mua.

Cách đây vài năm, có một người ở Gia Lâm, Hà Nội xuống hỏi mua lại. Khi tham khảo ý kiến những người hàng xóm, ai cũng gàn ông ấy, bảo ngôi nhà này ám khí nặng nề, không ai dám ở. Nhưng ông ấy cứ nhất nhất đòi mua, bảo rằng không tin những chuyện đồn đoán nhảm nhí.

Ấy thế mà vừa mua căn nhà, còn chưa dọn đến ở, nghe đâu vợ chồng đã cãi nhau nảy lửa, rồi lôi nhau ra tòa ly dị. Bản thân ông ý cũng bị tai nạn gãy chân. Ông chủ nhà cũng chẳng dọn đến ở ngày nào, căn nhà bỏ không như vậy từ bấy cho đến nay

Chưa hết, người cầm chìa khóa giữ nhà cho chủ mới, cả năm chỉ mở cửa có vài lần để thu hoạch vườn chuối sau nhà cũng gặp vận rủi. "Nghe đâu, con gái ông ta cũng vừa sảy thai, dân quanh đây bảo cũng bị cái nhà “ma” nó ám”, chị Mai kể thêm.

“Cho không cũng không ai dám ở”

Ngôi nhà cấp bốn nằm lọt thỏm trên con phố sầm uất với những ngôi nhà cao tầng, đẹp đẽ bên cạnh như càng toát thêm vẻ u ám.

Bí ẩn xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

Cận cảnh ngôi nhà hoang phế với nhiều lời đồn oán.

Bí ẩn xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

Dòng chữ bán nhà đã bạc thếch, bức tường ẩm mốc loang lổ rêu mốc.

Bí ẩn xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

Dòng chữ số gây nhiều tranh cãi.

Cánh cửa gỗ ọp ẹp đã bị mối mọt gặm nhấm gần hết, ổ khóa hoen gỉ, bức tường vàng đã đổi màu nham nhở và đầy rêu mốc. Ngay cả mảnh sân trước cửa, cỏ cũng mọc um vì thiếu bàn tay người chăm sóc. Phía trên cửa ra vào, người ta chỉ đọc được 3 số 198, còn chữ số cuối cùng cũng bị lộn ngược. Người đoán đây là số 2, người bảo số 5, người lại chắc chắn là số 7… càng khiến cho ngôi nhà nhuốm màu huyền bí. Chữ bán nhà viết bằng phấn cũng bạc thếch màu thời gian.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phạm Tuấn Phương, trưởng khu 1, Thị trấn Thắng cũng thừa nhận, những lời đồn đại xung quanh ngôi nhà trên đã tồn tại từ nhiều năm nay.

“Bản thân tôi cũng từng nghe những câu chuyện truyền tai như thế. Hiện dân quanh đây ai ai cũng cho rằng ngôi nhà ấy bị “ma ám”. Người lớn cũng hạn chế qua lại và trẻ con cứ đến tối là tuyệt nhiên không dám đi qua đây.

Nếu theo giá bán ở khu này, mảnh đất ấy cũng được trên dưới 1 tỷ nhưng chẳng ai dám mua. Nhiều người cho rằng, có cho không họ cũng chẳng dám ở. Thấy mảnh đất bỏ phí, ngôi nhà lại hoang phế gây mất mỹ quan cho khu phố nên chúng tôi cũng bàn cách mua lại để làm Nhà Văn Hóa, tuy nhiên, mức giá chúng tôi đưa ra, chủ nhà vẫn chưa chấp nhận.

Bí ẩn xung quanh lời đồn về ngôi nhà có ma ở Bắc Giang

Ngôi nhà mảnh đất vẫn bỏ không như thế, người chủ cũng chả đoái hoài, thậm chí mấy năm nay chúng tôi vẫn chưa thu được tiền thuế nhà đất vì chẳng bao giờ gặp được ông ta. Càng hoang phế, những lời đồn đại lại càng nhiều. Tuy nhiên, đồn đại là thế nhưng dù cũng chỉ cách mấy nhà mà tôi chưa từng nhìn thấy chuyện gì khác lạ cả. Có thể, những tai ương với chủ nhà kia chỉ là sự trùng lặp, người ta cứ vin vào đó mà thêu dệt những chuyện huyễn hoặc gây xôn xao dư luận”, ông Phương phỏng đoán.

LÊ TRANG

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Kẻ sát hại bảo vệ ngân hàng bị bắt

0 nhận xét

Kẻ sát hại bảo vệ ngân hàng bị bắt

Sau 3 ngày lẩn trốn, Nguyễn Bá Quỳnh, kẻ sát hại nhân viên bảo vệ nhà băng ở huyện Thanh Oai, đã bị cảnh sát bắt khi đang ở cùng người tình trẻ trong một nhà nghỉ ở Phú Xuyên.

Kẻ sát hại bảo vệ ngân hàng bị bắt

Chiều 15/11, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết đã bắt được Nguyễn Bá Quỳnh – kẻ đã sát hại nhân viên bảo vệ Phòng giao dịch Agribank Bình Đà, huyện Thanh Oai. Nạn nhân là Nguyễn Tiến Văn 48 tuổi.

Theo cơ quan điều tra, rạng sáng 12/11, anh Lưu Văn Nghĩa (lái xe khách tuyến Hà Nội - Hòa Bình) ra lấy ôtô vẫn thường gửi ở khu vực của Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Đà. Anh Nghĩa gọi mãi mà không thấy anh Văn ra mở cửa nên đã trẻo cổng vào.

Anh Nghĩa đã thấy anh Văn nằm chết trên giường với chục vết đâm, phủ chăn kín người.

Sauk hi khám nghiệm hiện trường, cảnh sát xác định, ngoài chiếc điện thoại, hung thủ vụ án còn lấy đi chiếc xe máy của nạn nhân.

Cửa chính phòng giao dịch này bị kẻ gian dùng đèn khò cắt một ô chừng 30cm x 80cm và nâng lên khoảng 40cm để chui vào bên trong. 2 chiếc két sắt ở đây đã bị thủ phạm phá nhưng không thực hiện được.

Thủ phạm cũng dùng kìm cắt bỏ hệ thống chuông báo động. Hệ thống camera của ngân hàng không còn hoạt động nên toàn bộ hình ảnh khi xảy ra án mạng không ghi lại được.

Lần theo dấu vết vụ án, một ngày sau khi xảy ra án mạng, người dân đã phát hiện chiếc xe máy của nạn nhân vứt ở dọc đường địa bàn phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Chiếc điện thoại bị hung thủ mang bán ở La Khê.

Đến 2h sáng 15/11, các trinh sát đã ập vào một nhà nghỉ ở huyện Phú Xuyên phát hiện nghi phạm vụ án là Nguyễn Bá Quỳnh đang ẩn nấp cùng cô bồ nhí 19 tuổi. Cô gái được xác định là Đặng Thị Ngọc Anh ở xã Vân Tảo, huyện Thường Tín đang chờ tòa án xử do có liên quan đến một vụ ma túy.

Sauk hi bị bắt, Quỳnh khai nhận, trước đó từng đến ngân hàng này để gửi tiền nên để ý được một số quy luật. Chiều tối 11/11, Quỳnh thuê một nhà nghỉ ở quận Hà Đông và chuẩn bị kìm, bình ga, bình ôxy, đèn khò để gây án.

Đêm 12 /11, sau 3 lần đột nhập tường để vào ngân hàng, thấy nhân ông Văn xem TV ngủ quên, không chốt cửa, hung thủ dùng dao đâm nhiều nhát khiến nạn nhân thiệt mạng. Sau khi gây án, Quỳnh phá cửa cuốn và đột nhập vào bên trong nhưng 2 chiếc két bị Quỳnh dùng đèn khò phá vẫn được an toàn.

Sau khi cướp được chiếc xe, Quỳnh đã về nhà và thay quần áo. Toàn bộ tang vật liên quan đến vụ án đã bị hung thủ tẩu tán dọc đường chạy trốn.

Đến chiều 15/11, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.

MAI PHƯƠNG

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Bắn vào mông đối thủ để bênh vực em gái

0 nhận xét

Bắn vào mông đối thủ để bênh vực em gái

Thấy em gái gọi điện bảo bị người đánh, Dũng vác khẩu K54 đi sang xử lý. Khi hai bên dùng đao, kiếm đánh nhau, thanh niên này đã bóp cò.

Bắn vào mông đối thủ để bênh vực em gái

Dũng bỏ trốn 2 năm vẫn không thoát tội.

Khoảng 21h ngày 23/9/2008, Đặng Văn Nam (SN 1984 ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) đi từ Bệnh viện Đức Giang về nhà. Khi đến cổng bệnh viện thì Nam gặp nhóm của Lê Anh Tuấn (SN 1988 ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng một nhóm Trần Văn Tuấn, Nguyễn Tiến Quân, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Quỳnh Nga đều ở xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh đi vào trong bệnh viện. Do nghĩ rằng số thanh niên trên có thái độ “khệnh khạng” nên Đặng Văn Nam nảy sinh ý định đánh số người này.

Khoảng 21h30, trong khi ngồi uống nước cùng 5 người bạn khác ở trước cổng Bệnh viện Nam bảo: “Có bọn Bắc Ninh xuống dưới chỗ mình nghênh ngang, tẹo mà gặp bọn nó mà vẫn thấy bọn nó nghênh ngang thì bọn mình đánh”. Cả nhóm nghe Nam nói vậy thì đồng ý.

Một lúc sau, nhóm thanh niên từ Từ Sơn xuống đi ra Nam liền gọi: “Ê bọn kia, vào đây tao bảo.” Lê Anh Tuấn ở trong nhóm đó hỏi: “Anh gọi em có việc gì” liền bị Nam đấm vào mặt.

Nhóm của Nam đã dùng điếu cày, chai bia tấn công nhóm Tuấn Anh. Khi đó, Ngọc trong nhóm Tuấn Anh gọi cho anh trai là Nguyễn Thạc Dũng kể chuyện bị đánh ở Bệnh viện Đức Giang.

Thấy Ngọc gọi điện cho đồng bọn, nhóm Nam và cả bọn quay về nhà Nam lấy thêm dao, thanh đao, dao tông, dao chọc tiết lợn đi đến vây nhóm Tuấn Anh tiếp.

Sau khi nhận được điện thoại của em gái, Nguyễn Thạc Dũng mang theo một khẩu súng K59 rồi đi taxi ra Bệnh viện Đức Giang.

Dũng tới gần khu Bệnh viện, thấy một số người khác là bạn của Tuấn Anh và em gái mình cũng đã tới “ứng cứu”. Khi vừa thấy nhóm Nam mang hung khí đến, hai nhóm lao vào đánh nhau.

Nam cầm thanh đao lao về phía Dũng định chém thì Dũng liền lấy khẩu súng K59 đang cầm ở tay chĩa vào người Nam. Thấy đối thủ có súng, Nam quay người lại bỏ chạy thì Dũng bóp cò. Viên đạn găm trúng vào mông Nam. Nam khuỵu người xuống một lát rồi lại vùng dậy tiếp tục chạy về phía bạn đang ngồi trên xe máy đỗ gần đó. Nhóm Nam bỏ chạy hết.

Nhóm của Dũng cũng nhanh chóng đi taxi về Từ Sơn trốn. Riêng Dũng trốn lên nhà người yêu ở Tuyên Quang. Sau khi trốn ở nhà người yêu vài ngày, Dũng thuê xe ôm mang khẩu súng về đưa bố, nhờ bố nộp tại cơ quan điều tra.

Nam sau khi bị bắn đã được đưa đi bệnh viện. Nam bị tổn hại 27% sức khỏe.

Sau khi gây án Dũng trốn lên Tuyên Quang rồi lại lẩn tiếp, không ra đầu thú tại cơ quan điều tra. Ngày 31/5, Dũng bị bắt theo lệnh truy nã.

Tại cơ quan điều tra, và tại tòa Dũng đều khai nhận hạnh vi phạm tội. Khẩu súng K54 Dũng khai mua ở Lạng Sơn với giá 10 triệu đồng của một người không quen biết. Khi mua được súng, Dũng mang về giấu ở mộ ông nội ngoài nghĩa trang, khi có việc thì mới ra đó lấy, mang đi.

Tại tòa, Dũng thành khẩn khai nhận tội. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt Dũng 7 năm tù về tội giết người, 1 năm tù về trội mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

MAI PHƯƠNG

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Nhà con nợ hàng chục tỷ chỉ còn chiếc xe máy đáng giá

0 nhận xét

Nhà con nợ hàng chục tỷ chỉ còn chiếc xe máy đáng giá

Trong buổi tiến hành kê biên tài sản của nhà bà Dậu, nghi can vụ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng đã bỏ trốn, cảnh sát chỉ "điểm danh" được chiếc xe máy tay ga là đắt giá.

Nhà con nợ hàng chục tỷ chỉ còn chiếc xe máy đáng giá

Cảnh sát đọc quyết định kê biên nhà bà Dậu trước sự chứng kiến của nhiều người.

Sáng nay, 15/11, Công an Hà Nội đã tiến hành kê biên căn nhà số 5 phố Nguyễn Thái Học, quận Hà Đông để phục vụ công tác điều tra. Đây là căn nhà của bà Nguyễn Thị Dậu (48 tuổi), "con nợ" trong vụ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng.

Hàng trăm người dân, trong đó có những chủ nợ của vợ chồng bà Dậu ngồi đợi trước cửa ngôi nhà từ sớm. Cơ quan điều tra đến ngôi nhà 6 tầng, một tum đọc quyết định kê biên tài sản trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương và người dân.

Người thân của con nợ khủng này tiếp nhận quyết định kê biên tài sản vì trước đó, dù bị "cách ly" trong nhà nhưng bà Dậu vẫn bỏ trốn được.

Ngay sau khi bà Dậu trốn khỏi căn nhà trên, cảnh sát đã khám xét và hàn những tấm thép mỏng ở cửa chính, lan can tầng 2, dán giấy niêm phong. Tài sản trong nhà khi đó chỉ còn chiếc xe máy tay ga và một số đồ dùng cùng két sắt bên trong đựng giấy tờ.

Cuối tháng 9, làm việc với Công an quận Hà Đông, bà Dậu thừa nhận đang thiếu nợ hàng chục tỷ đồng của nhiều người. Không ít người đã "cắm" sổ đỏ vào ngân hàng để có tiền cho bà Dậu vay để lấy tiền lãi chênh lệch.

Sau khi vụ việc vỡ lở, hàng trăm người là chủ nợ của bà Dậu đã kéo đến nhà, bao vây con nợ. Sau khi cảnh sát vào cuộc, vợ chồng bà Dậu bị quản thúc tại nhà. Tuy nhiên, sáng 2/11, họ đã trốn khỏi nơi ở.

Cảnh sát chưa xác định được tung tích của bà Dậu và chồng.

Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.

MAI PHƯƠNG

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Bà cụ 85 tuổi tàng trữ 638 tép ma túy

0 nhận xét

Bà cụ 85 tuổi tàng trữ 638 tép ma túy

Khám xét tại nơi ở của "bà trùm", lực lượng chức năng phát hiện tổng cộng 638 gói ma túy với trọng lượng 43,735 gam, 1 cân tiểu ly, hơn 9 triệu đồng tiền mặt, 12 điện thoại di động các loại...


Như tin đã đưa, vào khoảng 10h30 sáng ngày 13/11, tại tổ 5, xã Tân Lập, Đan Phượng, sau nhiều ngày theo dõi, lực lượng công an đã bắt quả tang nhóm đối tượng đang buôn bán chất ma túy. Người bán là cụ bà cao tuổi Đỗ Thị Dư (SN 1927).

Bà cụ 85 tuổi tàng trữ 638 tép ma túy

Cụ bà Đỗ Thị Dư tại trụ sở công an

Bà cụ 85 tuổi tàng trữ 638 tép ma túy

Số tép ma túy tìm thấy ở nhà bà Dư

Qua kiểm tra, khám xét tại nơi ở của bà “trùm” Dư, lực lượng chức năng phát hiện tổng cộng 638 gói ma túy với trọng lượng 43,735 gam, 1 cân tiểu ly, hơn 9 triệu đồng tiền mặt, 12 điện thoại di động cũ hỏng các loại...

Tại cơ quan công an, do tâm lý sợ sệt, bà Dư liên tục kêu khóc, phải trấn an mất nhiều thời gian bà cụ mới khai nhận rằng bà chỉ bán hộ ma túy, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự “ngờ nghệch” của bà cụ cao tuổi để buôn bán hàng cấm cho chúng. Mỗi tép ma túy bán ra bà Dư được chia cho 10.000 đồng.

Hiện tại phía CQĐT đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án, để truy quét toàn bộ đường dây buôn bán ma túy ở Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội.

KINH VÂN

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


Mất mạng tại quán cháo vịt

0 nhận xét

Mất mạng tại quán cháo vịt

Mất mạng tại quán cháo vịt

Vì có mâu thuẫn với chủ quán, Phước đã bị con trai ông chủ dùng kiếm đâm tử vong.

Vụ việc xảy ra vào rạng sáng nay 15/11 ở quán vịt của Tạ Văn Nhạc, đối diện nhà văn hóa huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Công an huyện Từ Liêm cho biết, khoảng 2h sáng 15/11 tại xã Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra một vụ trọng án. Nạn nhân là Nguyễn Duy Phước (SN 1976, ở Duy Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Phúc).

Theo thông tin ban đầu, Phước và một nhóm bạn đến nhậu tại quán cháo vịt của anh Nhạc. Sau khi uống rượu, Phước cùng bạn gây mất trật tự rồi gây mâu thuẫn với chủ quán. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, con trai anh Nhạc là Tạ Văn Minh (SN 1992) đã dùng kiếm đâm thẳng vào Phước, gây tử vong.

Công an Từ Liêm đã bắt Minh để điều tra, làm rõ.

NHẬT MAI

Theo Bưu Điện Việt Nam

Continue Reading...


 

Tổng số lượt xem trang

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by Rao Vặt Việc làm